Ô tô con tạt đầu, ‘dằn mặt’ xe tải nhập làn ẩu: Ai đúng, ai sai?
Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Hoàng Quốc Vượng, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương, cùng 8 người khác về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.Cùng vụ án, 3 người là cựu lãnh đạo, cán bộ thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Phước bị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, gồm: Nguyễn Duy Khánh, cựu Phó cục trưởng; Trần Văn Định, cựu Trưởng phòng Thanh tra kiểm tra 3; Phạm Quang Vinh, cựu Phó phòng Nghiệp vụ dự toán pháp chế.Theo cáo trạng, năm 2017, Thủ tướng có Quyết định số 11/2017 khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời, quy định giá mua điện từ các dự án mặt trời nối lưới là 9,35 UScents/kWh, áp dụng đến hết tháng 6.2019. Sau thời gian này, Bộ Công thương sẽ đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời.Giai đoạn 2016 - 2018, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, ngoài 3 dự án điện mặt trời đã có, Thủ tướng phê duyệt bổ sung 5 dự án vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Bộ Công thương phê duyệt bổ sung 24 dự án vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận với tổng công suất khoảng 2.000 MW.Cuối năm 2017, xuất phát từ đề xuất của Công ty Cổ phần Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam (do ông Nguyễn Tâm Thịnh làm đại diện theo pháp luật), UBND tỉnh Ninh Thuận chấp thuận và có văn bản gửi Bộ Công thương đề nghị bổ sung Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam, công suất 50 MW, vào Quy hoạch điện VII.Bộ Công thương sau đó thực hiện một số thủ tục thẩm định, lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan. Nhưng tháng 5.2018, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Phó thủ tướng với nội dung chỉ xem xét bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh các dự án đã hoàn thành thẩm định. Vì thế, Bộ Công thương dừng việc thẩm định, bổ sung quy hoạch đối với các dự án điện mặt trời nói chung, trong đó có nhà máy Trung Nam - Thuận Nam.Cáo trạng cho hay, bị can Phương Hoàng Kim là Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương, đã trực tiếp chỉ đạo Phòng Kế hoạch và Quy hoạch thực hiện thủ tục thẩm định và trực tiếp ký các văn bản gửi các cơ quan, đơn vị, đề nghị góp ý về việc bổ sung quy hoạch dự án.Trong khi đó, bị can Hoàng Quốc Vượng là Thứ trưởng Bộ Công thương, đã trực tiếp ký báo cáo gửi Thủ tướng về tình hình phát triển các dự án điện mặt trời.Năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 115 về việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018 - 2023. Trong đó có nội dung cho các dự án năng lượng mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận được hưởng giá bán ưu đãi 9,35 UScents/kWh đến hết năm 2020, thay vì chỉ đến tháng 6.2019 như Quyết định số 11/2017.Tháng 8.2018, Bộ Công thương lập tổ soạn thảo các quyết định của Thủ tướng quy định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, gồm 26 thành viên, do bị can Phương Hoàng Kim làm tổ trưởng.Tổ soạn thảo đã đưa vào dự thảo nội dung: đối với tỉnh Ninh Thuận, giá bán điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 1.1.2021, với tổng cộng suất không quá 2.000 MW đã được Thủ tướng chấp thuận triển khai là 2.086 đồng/kWh (tương đương 9,35 UScents/kWh).Tháng 4.2019, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng chủ trì cuộc họp về việc xây dựng nội dung dự thảo và chỉ đạo thay đổi theo hướng áp dụng quy định trên cho "các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp". Việc này khiến số lượng các đơn vị được bán điện giá cao cho Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) càng mở rộng thêm.Tháng 11.2019, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 115/2018. Tuy nhiên, bị can Hoàng Quốc Vượng vẫn gửi dự thảo tờ trình kèm theo không đề cập đến giá điện mặt trời, nhưng lại có nội dung: đối với tỉnh Ninh Thuận, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trước ngày 1.1.2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW là 2.086 đồng/kWh.Đến tháng 4.2020, Phó thủ tướng ký Quyết định số 13/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, bao gồm nội dung nói trên. Sau khi quyết định được ban hành, địa bàn tỉnh Ninh Thuận có tổng cộng 30 dự án được hưởng chính sách giá điện 9,35 UScents/kWh. Trong số này có 2 dự án không đủ điều kiện được hưởng chính sách giá điện ưu đãi theo Nghị quyết số 115 là Solar Farm Nhơn Hải và Trung Nam - Thuận Nam.Hai doanh nghiệp nêu trên được EVN thanh toán tiền mua điện theo giá ưu đãi sai quy định, gây thiệt hại hơn 99 tỉ đồng tại Solar Farm Nhơn Hải và hơn 944 tỉ đồng tại Trung Nam - Thuận Nam. Tổng thiệt hại hơn 1.043 tỉ đồng.Quá trình xảy ra vụ án, ông Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc nhận 1,5 tỉ đồng từ ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Trung Nam Thuận Nam, đến nay bị can đã nộp lại toàn bộ số tiền này.Dàn sao bóng rổ VBA chạm trán Rapper Yuno Bigboi, YouTuber Fabo Nguyễn, TikToker Nick Q.Trần
Theo Koreaboo, vào ngày 16.1, Ahreum bị tòa kết án 8 tháng tù giam nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách 2 năm vì tội ngược đãi tinh thần trẻ em và phỉ báng. Ngoài ra, cô còn phải hoàn thành 40 giờ học phòng chống lạm dụng trẻ em. Trước đó, nữ ca sĩ Hàn Quốc bị cáo buộc ngược đãi tinh thần các con khi lăng mạ chồng cũ trước mặt bọn trẻ. Ngoài ra, cô còn phỉ báng một cá nhân vì đã tiết lộ những thông tin từ tòa án liên quan đến bạn trai của cựu thành viên nhóm T-ara. Tại tòa, cựu thần tượng thừa nhận cáo buộc.Ngoài ra, mẹ của Ahreum cũng lãnh 1 năm quản chế vì cáo buộc bỏ bê các cháu khi để chúng ở trong môi trường không lành mạnh, nơi nữ thần tượng đã có những hành vi lăng mạ chồng cũ nặng nề và để các con chứng kiến.Ahreum sinh năm 1994, cô trở nên nổi tiếng khi là thành viên của nhóm nhạc nữ T-ara giai đoạn 2012 - 2013 trước khi tách ra theo đuổi sự nghiệp solo. Năm 2019, nữ thần tượng kết hôn với một doanh nhân lớn tuổi và có hai con. Tháng 12.2023, cô đã công khai quyết định ly hôn chồng, bày tỏ ý định tái hôn với tình mới sau khi thủ tục ly hôn kết thúc.Tháng 3.2024, Ahreum đăng lên Instagram một bài viết dài 5 trang kể chi tiết về việc chồng cũ liên tục bạo hành cô về thể chất lẫn tinh thần thậm chí còn đánh cô trước mặt các con. Cựu thành viên nhóm T-ara cho biết những bất hạnh trong cuộc hôn nhân này đã khiến cô từng cố gắng tự tử và phải nằm trong phòng điều trị tích cực.Từ tháng 6.2024, truyền thông Hàn Quốc đưa tin Ahreum phải đối mặt với cáo buộc ngược đãi trẻ em. Sự việc bắt đầu khi nữ thần tượng nổi tiếng một thời đã báo cảnh sát rằng chồng cũ đã ngược đãi cô và các con đồng thời đưa ra những lời khai chi tiết. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của cảnh sát, cáo buộc lạm dụng trẻ em của chồng cũ không được công nhận và văn phòng công tố đã ra phán quyết "không buộc tội" do không đủ bằng chứng.Sau đó, người chồng cũ đã đáp trả bằng cách kiện ngược lại Areum, cáo buộc cô đã ngược đãi các con họ. Sau quá trình điều tra, cảnh sát được cho là đã tìm thấy những bằng chứng chứng minh cáo buộc này là chính xác và chuyển vụ việc sang công tố viên.Ngoài ra, Ahreum còn bị truy tố vì cáo buộc lừa đảo. Theo AllKpop hồi tháng 8.2024, cô bị cáo buộc vay khoảng 37 triệu won từ 3 cá nhân, bao gồm người hâm mộ và người quen nhưng sau đó không trả lại. Cuộc sống riêng của ca sĩ 9X và tình mới cũng liên tục vướng ồn ào cùng những thông tin tiêu cực. Năm ngoái, cô sinh con thứ ba và hiện đang mang thai con thứ tư.
Sân chơi bóng đá hấp dẫn NEU League khởi tranh mùa giải thứ 4
Mạng xã hội mới đây xuất hiện đoạn video ghi lại tình huống giao thông khiến nhiều người bức xúc, khi một tài xế bất chấp luật giao thông và nguy hiểm, cố tình điều khiển ô tô con lấn làn, đi ngược chiều trên phố.Vụ việc được xác định xảy ra vào hơn 22 giờ ngày 26.1.2025 trên đường Đông Ngạc, đoạn qua địa bàn phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.Theo hình ảnh trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô cùng lưu thông; thời điểm nói trên, ô tô này đang lưu thông trên đường Đông Ngạc, hướng từ cầu Thăng Long về cầu Chèm. Khi vừa qua khu vực Hồ Quan Viên, tài xế giật mình phát hiện phía trước bất ngờ xuất hiện một ô tô khác, loại sedan 5 chỗ màu trắng hiệu Mazda đang bất chấp luật đi ngược chiều.Thậm chí, tài xế xe này còn liên tục nháy đèn pha yêu cầu các xe đi đúng luật phải nhường đường.Đáng chú ý, ý định "đi tắt đón đầu" của tài xế xe Mazda đã không thể thực hiện. Bởi khi di chuyển thêm được một đoạn, ở chiều ngược lại xuất hiện một ô tô bán tải hiệu Ford Ranger từ phía sau ô tô gắn camera hành trình vượt lên. Do quá bức xúc với cách lái xe bon chen của tài xế xe Mazda, tài xế xe bán tải này đã cố tình không nhường đường, chặn trước đầu xe Mazda, ép xe này phải đi lùi lại và trở về đúng làn đường.Trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại tình huống giao thông "khó đỡ" nói trên sau khi được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng. Đa phần người xem đều tỏ ra hết sức phẫn nộ trước hành vi lái xe xem thường luật và thiếu ý thức của tài xế xe Mazda.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng tỏ ra hài lòng với "cái kết" mà tài xế này phải nhận, đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng cần xác minh và xử phạt nghiêm với trường hợp vi phạm nói trên.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" (Điểm d Khoản 9 Điều 6), trừ 4 điểm Giấy phép lái xe.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn, phạt tiền từ 20 - 22 triệu đồng, trừ 10 điểm Giấy phép lái xe.
Theo Yonhap, cảnh sát Hàn Quốc ngày 6.1 bắt đầu cuộc điều tra cách đây một tuần sau khi một viên chức Bộ Tư pháp nước này nhận được email do một người tự xưng là luật sư người Nhật gửi. Email trên được gửi sau vụ chiếc Boeing 737-800 của Jeju Air gặp tai nạn tại sân bay quốc tế Muan, tỉnh Jeolla Nam (miền nam Hàn Quốc) hôm 29.12.Nội dung email này cũng chứa lời đe dọa sẽ kích đánh bom lớn ở một số khu vực trung tâm đô thị của Hàn Quốc. "Chúng tôi có kế hoạch yêu cầu cảnh sát Nhật Bản hợp tác thông qua Interpol và theo đuổi hợp tác tư pháp hình sự quốc tế thông qua các kênh ngoại giao", một quan chức của Cơ quan Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc (KNPA) cho biết.KNPA nghi ngờ mối đe dọa qua email mới nhất này có thể được thực hiện bởi cùng một thủ phạm từng đã gửi bưu kiện tương tự tới các tổ chức Hàn Quốc hồi tháng 8.2003. KNPA cho hay họ cũng đang điều tra 126 bình luận ác ý trực tuyến về các nạn nhân vụ tai nạn máy bay Jeju Air và gia đình họ. Trước đó, các nhà điều tra Hàn Quốc đưa ra giả thuyết ban đầu là máy bay tông phải chim và bị hỏng động cơ cung cấp năng lượng cho càng đáp, khiến bộ phận này không thể bung ra và máy bay phải tiếp đất bằng bụng. Sau khi trượt bụng ở tốc độ cao, máy bay tông vào mô đất ở cuối đường băng và tường rào sân bay kế đó, nổ tung. Trong ngày 6.1, Chính phủ Hàn Quốc thông báo hoàn tất việc bàn giao toàn bộ 179 thi thể nạn nhân vụ tai nạn máy bay Jeju Air cho gia đình và người thân của họ. Quyền Bộ trưởng Nội vụ Hàn Quốc Ko Ki-dong cho biết các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ tại hiện trường vụ tai nạn đã ở giai đoạn cuối.Ông Ko nói thêm rằng chính phủ sẽ "tiếp tục hỗ trợ sau tang lễ". Chính phủ Hàn Quốc tiến hành kiểm tra an toàn tất cả 101 máy bay Boeing 737-800 do 6 hãng hàng không trong nước khai thác sau vụ tai nạn máy bay của Jeju Air.
Asus ra mắt bộ đôi laptop ROG Zephyrus G14/ G16 mạnh mẽ dành cho game thủ
Sáng nay (ngày 9.1), ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất - thương mại Phước Thành IV ở Vĩnh Long, cho biết: Trong liên tiếp 2 ngày nay, giá lúa gạo nội địa tăng mạnh trở lại. Ngày hôm qua, giá gạo lứt (gạo nguyên liệu) tăng bình quân 300 đồng và sáng nay tăng thêm 500 đồng/kg. Tương tự, lúa tươi trong dân cũng tăng khoảng 1.000 đồng/kg, cụ thể, lúa thường giống IR 50404 tăng từ 5.400 - 5.500 đồng lên 6.400 - 6.500 đồng/kg, còn các giống lúa thơm từ 6.200 nay tăng lên khoảng 7.000 đồng/kg.Một số doanh nghiệp ở ĐBSCL cũng xác nhận giá lúa gạo tăng mạnh trở lại. Ông Nguyễn Vĩnh Trọng, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), nói: Hôm nay, giá gạo xuất khẩu tăng bình quân từ 20 - 30 USD/tấn tùy loại, đặc biệt các loại gạo thơm chất lượng cao như OM5451 và ĐT8. Trong khi thị trường Philippines vẫn còn nghỉ Tết Dương lịch thì các doanh nghiệp Trung Quốc tranh thủ mua vào để phục vụ Tết Nguyên đán, bên cạnh đó thị trường các nước châu Phi cũng tăng mua. Các doanh nghiệp giải thích, trong nước sau giai đoạn giảm sâu họ nắm bắt cơ hội để mua vào, giảm áp lực cho người nông dân. Tương tự, sau đợt nghỉ Tết Dương lịch các nhà nhập khẩu gạo cũng bắt đầu quay lại thị trường tranh thủ cơ hội giá tốt. Nhờ nhiều yếu tố tích cực xuất hiện nên thị trường khởi sắc trở lại.Trước đó, ngày 7.1, trong cuộc họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Công thương, liên quan đến giá lúa gạo giảm mạnh, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, doanh nghiệp và người dân cần trợ lực từ nhiều bên. Cụ thể, ngân hàng hỗ trợ vay vốn để tăng cường mua gạo tích trữ nhân lúc giá đang xuống thấp, giúp bình ổn thị trường trong nước. Bên cạnh đó, ngành tài chính nhanh chóng hoàn tất thủ tục hoàn thuế VAT để doanh nghiệp có điều kiện xoay vòng vốn.Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt tới 9,18 triệu tấn, kim ngạch 5,75 tỉ USD; tăng 12% về lượng và 23% về giá trị so với năm 2023. Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 627 USD/tấn, tăng 9% so với năm 2023.